ĐƯỜNG DÂY NÓNG:

Ưu điểm van cân bằng tự động trong cân bằng hệ thống Chiller

03/10/2019

Là một trong những hệ thống đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống hằng ngày, hệ thống điều hòa trung tâm Chiller có vai trò sản sinh ra nước lạnh, cung cấp nước lạnh cho bê tông, làm lạnh các công đoạn pha trộn hóa chất,… Hệ thống điều hòa trung tâm Chiller có hoạt động tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc cân bằng hệ thống.

Đi cùng với sự phát triển của công nghệ, việc cân bằng hệ thống cũng nhờ đó mà ngày một hoàn thiện, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của quá trình thiết kế, lắp đặt và vận hành Chiller. Bài viết dưới đây sẽ nêu lên những ưu điểm của van cân bằng tự động trong cân bằng hệ thống Chiller.

I.Tại sao phải cân bằng hệ thống

Hiệu quả làm việc của hệ thống được đánh giá bởi hiệu quả trao đổi nhiệt qua dàn trao đổi nhiệt, có cơ chế như biểu đồ dưới đây
 

Hình 1
 
  • Từ biểu đồ trên, dễ dàng nhận thấy lưu lượng qua giàn vượt quá tải thiết kế 50% thì nó chỉ đem lại 10% lượng nhiệt trao đổi, trong khi đó lượng điện tiêu thụ của bơm đã tăng lên 1.53=3.375 lần
  • Nếu không có phương án thiết kế hợp lý, thì lưu lượng đi qua dàn trao đổi nhiệt sẽ phân bố không đúng với yêu cầu. Như hình 2, dàn gần bơm thì lưu lượng vượt quá thiết kế, dàn xa bơm thì thiếu lưu lượng so với thiết kế. Do vậy, việc cân bằng lưu lượng giữa các giàn là rất cần thiết cho hệ thống, để đảm bảo hiệu quả truyền nhiệt qua đó tiết kiệm đáng kể chi phí thiết bị, điện năng.
 
Hình 2 

 

II.Các van cân bằng

  • Van cân bằng tay

Van cân bằng tĩnh chỉ duy trì được lưu lượng không đổi khi chênh áp trước và sau van là không đổi. Vì vậy, để đảm bảo lưu lượng không đổi, van cân bằng tĩnh cần được lắp đặt kết hợp thêm van điều khiển chênh áp DPCV như hình bên dưới
 

 
  • Van cân bằng tự động/ Dynamic balancing valve
Van cân bằng động hay còn gọi là van cân bằng tự động: loại van này thay thế vai trò cho van cân bằng tình và van điều khiển chênh áp. Lưu lượng của van luôn được duy trì băng hằng số trong phạm vi DP (ví dụ 13~600Kpa). Nhỏ hơn hoặc lớn hơn phạm vi DP thì lưu lượng của van sẽ thay đổi.
 
  • Van cân bằng tự động 3 trong 1/ PICV

 

 
Van cân bằng 3 trong là van cân bằng độc lập áp suất có động cơ điều khiển dạng on/off hoặc modulating. Van có thể thay thế chức năng của 3 loại van của van cần bằng tay/DRV + van điều khiển chênh áp/DPCV + van điều khiển/ Control vavle

IV.Lựa chọn phương án cân bằng và ưu, nhược điểm

Phương án cân bằng ở hình 1 và hình 2 hiện tại đã không còn được sử dụng vì sự khó khăn và phức tạp trong tính toán thiết kế hệ thống.

Ngày nay, hệ thống Chiller thường sử dụng phương án dùng van cân bằng cân bằng tĩnh ở hình 3 và van cân bằng tự động ở hình 4. Ưu và nhược điểm của 2 phương pháp đó được thể hiện như bảng dưới:

 

V. Những lưu ý khi lựa chọn van cân bằng tự động PICV

  • Q (l/s)/ lưu lượng yêu cầu của thiết bị: Do van PIVC được thiết kế với các đã khống chế lưu lượng không đổi đi qua van khi thay đổi trong phạm vi quy ước, vì vậy phải chọn van có lưu lượng tương ứng với lưu lượng lớn nhất yêu cầu đi qua thiết bị để đảm bảo công suất lạnh của thiết bị
  • Max close off pressure/ áp suất lớn nhất van có thể đóng kín, lớn hơn áp suất này van sẽ đóng không kín: Van PIVC có tích hợp động cơ điện có thể on/off hay modulating vì vậy việc chọn van phải chú ý đến chỉ số áp suất đóng kín của van vì trong hệ thống chiller khi đang hoạt động luôn có sự chênh áp giữa đường cấp và đường hồi (áp trước và áp sau van) và những nhánh gần bơm thường là nhánh có chênh áp lớn nhất ( về vấn đề này cũng cần lưu ý cho trường hợp chọn van điện đóng mở hệ thống)

Các tin bài khác

Đối tác
Đối tác 01
đối tác 2
DT3
dt4
dt5
dt6
dt7
dt8
dt9
dt10
dt11
dt12
dt13
dt14
dt15
dt16
dt17
dt18
dt19
dt20
dt21
dt22
dt23
dt24
đt25
dt26
dt27
dt28
dt29
dt30
dt31
pn32
pn33
pn34
pn35
pn36
pn37
pn38
pn39
pn40
pn41
pn42
pn43
pn44
pn45
pn46
pn47
pn48
pn49