ĐƯỜNG DÂY NÓNG:

Các hoạt động quản lý chất lượng nội bộ tại dự án

12/01/2017

QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
 

CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NỘI BỘ TẠI DỰ ÁN
Công ty Cổ phần Kỹ thuật Sigma luôn coi trọng việc duy trì, kiểm soát hệ thống quản lý chất lượng. Trong đó, các hoạt động quản lý chất lượng nội bộ tại dự án luôn được đặt lên hàng đầu. Điều nay được xem như giá trị cốt lõi, đảm bảo sự thành công của dự án cũng như sự phát triển của công ty.
Trong tâm niệm của Sigma, tất cả sản phẩm bàn giao cho khách hàng, dù lớn hay nhỏ đều phải là sản phẩm tốt, đáp ứng được tiêu chí khắt khe của khách hàng và theo chuẩn mực của công ty. Để đảm bảo và duy trì được điều này, tất cả các dự án của công ty đều phải áp dụng chung một hệ thống hoạt động quản lý chất lượng.

 
1. NHẬN THƯ TRÚNG THẦU VÀ HỌP KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN
 
Ngay sau khi nhận được thông báo trúng thầu, chúng tôi sẽ nhanh chóng thiết lập đội ngũ triển khai dự án. Tất cả các quản lý, kỹ sư trưởng và kỹ sư giàu kinh nghiệm sẽ tiến hành các công tác chuẩn bị, rà soát dữ liệu hợp đồng, rà soát kỹ thuật, khảo sát dự án và lập các kế hoạch triển khai dự án. Đồng thời, nhanh chóng tham gia buổi họp khởi động dự án cùng Nhà Tư vấn và Chủ đầu tư để tiếp cận dự án: các quy trình, quy định của dự án, các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, an toàn, an ninh dự án, …
 
2. HUY ĐỘNG VÀ THIẾT LẬP: VĂN PHÒNG CÔNG TRƯỜNG, NHÀ KHO, XƯỞNG…
Kế hoạch huy động nguồn nhân lực, huy động máy và dụng cụ thi công…; Công tác triển khai văn phòng, kho bãi, khảo sát yêu cầu an ninh của dự án, phương tiện đi lại và nhà ở cũng được triển khai đồng bộ và nhanh chóng kết hợp theo yêu cầu của dự án và chuẩn mực của công ty. 
 
3. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG: BIỆN PHÁP THI CÔNG, KIỂM TRA CHẠY THỬ, CÁC TIÊU CHUẨN...
Để đem lại sản phẩm tốt và tương đồng tại tất cả các dự án của công ty, chúng tôi coi sự chuẩn hóa là một trong những yếu tố bắt buộc. Phân tích yêu cầu cụ thể, đặc thù của từng dự án, dựa trên hệ thống dữ liệu sẵn có của công ty, chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng phù hợp với từng dự án. Các kế hoạch này bao gồm:
  • Kế hoạch quản lý chật lượng vật tư, vật liệu và thiết bị theo các trình tự của dự án: Đệ trình mẫu, phê duyệt trước khi đặt hàng -> Hàng hóa về công trường -> Nghiệm thu chất lượng hàng hóa, kiểm tra mẫu trước khi đưa vào sử dụng -> Nhập kho và bảo quản -> Lắp đặt và bảo vệ sản phẩm  -> Bàn giao sản phẩm đưa vào sử dụng tới khách hàng
  • Quy trình xử lý vật tư, vật liệu và thiết bị phát hiện không phù hợp với yêu cầu của dự án.
  • Biện pháp thi công tổng thể áp dụng cho dự án
  • Biện pháp kiểm tra chạy thử (T&C) áp dụng cho dự án
  • Quy trình kiểm tra tay nghề, đào tạo yêu cầu kỹ thuật cho công nhân vào dự án
  • Các quy trình kiểm tra, nghiệm thu, kiểm soát chất lượng tại dự án
  • Các tiêu chuẩn: Quản lý hồ sơ dự án, quản lý và thực hiện bản vẽ
4. NGHIỆM THU NỘI BỘ BỞI KỸ SƯ DỰ ÁN
Tất cả các công tác nghiệm thu tại dự án sẽ được các kỹ sư Sigma tổ chức nghiệm thu nội bộ trước khi mời Nhà Tư vấn và Chủ đầu tư nghiệm thu. Các công tác này bao gồm:
  • Nghiệm thu hàng hóa trước khi đưa vào sử dụng
  • Nghiệm thu lắp đặt vật tư, thiết bị
  • Nghiệm thu kiểm tra chạy thử
  • Nghiệm thu tổng thể để đưa vào sử dụng
5. NGHIỆM THU NỘI BỘ BỞI BỘ PHẬN QUẢN LÝ QUY TRÌNH & CHẤT LƯỢNG
Định kỳ hoặc đột xuất, bộ phận quản lý quy trình, chất lượng của công ty sẽ xuống dự án để đánh giá chất lượng các công việc và sự tuân thủ các quy trình, quy định được thực hiện tại dự án:
  • Khi có sự thay đổi quản lý dự án
  • Khi dự án có sự cố hoặc phản hồi không tốt từ khách hàng
  • Đột xuất theo yêu cầu từ Ban Giám đốc Công ty
  • Định kỳ theo các giai đoạn của dự án
    • Giai đoạn khởi động
    • Các giai đoạn triển khai
    • Giai đoạn kết thúc
6. BÁO CÁO KHÔNG TUÂN THỦ
Tất cả các lỗi trong quá trình kiểm tra, nghiệm thu nội bộ sẽ được lập thành các báo cáo không tuân thủ và được báo cáo trực tiếp tới Ban Giám đốc công ty. Đồng thời trong các báo cáo này cũng sẽ đưa ra: các nguyên nhân gây ra lỗi, công nhân thi công trực tiếp, kỹ sư giám sát, các biện pháp xử lý và thời hạn hoàn thành.  
 
7. HOẠT ĐỘNG KHẮC PHỤC
Tất cả các lỗi trong báo cáo, dù là những lỗi nhỏ nhất cũng sẽ được theo dõi thực hiện bởi bộ phận quản lý quy trình & chất lượng để đảm bảo tất cả lỗi đều đã được xử lý, khắc phục. Sự quan tâm tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ này giúp chúng tôi ngăn ngừa rủi ro đến mức thấp nhất có thể cho các sản phẩm của khách hàng về sau, đem lại lợi ích bền vững cho công trình.
 
8. HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA
Sau mỗi báo cáo, các hoạt động xử lý sự không tuân thủ, sự cố…, chúng tôi đều đưa ra và bổ sung vào hệ thống các hoạt động phòng ngừa. Từ Ban Giám đốc tới toàn thể nhân viên, các hoạt động phòng ngừa luôn được chúng tôi chú trọng, đặt lên trên so với công tác xử lý lỗi, với phương châm “làm đúng ngay từ đầu”. Điều này đảm bảo mang tới lợi ích tối đa và rủi ro tối thiểu cho khách hàng.
 
9. CẢI TIẾN QUY TRÌNH (NẾU CẦN)
Cải tiến quy trình là một trong những hoạt động quan trọng trong các công tác phòng ngừa. Bởi sự tham gia trực tiếp tại các dự án của công ty, tiếp nhận và kết hợp xử lý các lỗi, bộ phận quản lý quy trình của công ty sẽ có những ghi nhận và điều chỉnh để đảm bảo các thành viên thực hiện đúng và phòng ngừa các lỗi xảy ra.
 
10. GHI CHÉP, CẬP NHẬT VỀ DỮ LIỆU CHUNG CỦA CÔNG TY & CÁC DỰ ÁN SAU
Tất cả các dữ liệu dự án, các hoạt động quản lý chất lượng, các hoạt động phòng ngừa theo định kỳ hoặc khi kết thúc dự án sẽ được cập nhật bổ sung vào hệ thống dữ liệu chung của công ty và phục vụ cho các dự án về sau. Với kinh nghiệm triển khai đa dạng hơn 100 dự án, chúng tôi tin rằng với bất kỳ yêu cầu, tiêu chí khắt khe nào, chúng tôi đều tự tin có thể thực hiện và mang sản phẩm tốt nhất tới tận tay khách hàng.
 
 

Các tin bài khác

Đối tác
Đối tác 01
đối tác 2
DT3
dt4
dt5
dt6
dt7
dt8
dt9
dt10
dt11
dt12
dt13
dt14
dt15
dt16
dt17
dt18
dt19
dt20
dt21
dt22
dt23
dt24
đt25
dt26
dt27
dt28
dt29
dt30
dt31
pn32
pn33
pn34
pn35
pn36
pn37
pn38
pn39
pn40
pn41
pn42
pn43
pn44
pn45
pn46
pn47
pn48
pn49