ĐƯỜNG DÂY NÓNG:

Việt Nam: nỗ lực phục hồi kinh tế sau dịch COVID - 19

14/05/2020

Trong thời gian qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ đã ban hành kịp thời các Nghị quyết nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội, giảm thiểu thiệt hại đối với nền kinh tế, tạo điều kiện duy trì và sớm phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, sớm tận dụng cơ hội sau khi hết dịch để nền kinh tế và phát triển nhanh, bền vững.

Theo Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, tác động của dịch COVID-19 cộng hưởng với đà suy giảm từ năm 2019 đã ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Với Việt Nam, tác động của dịch là rất nghiêm trọng. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước chỉ tăng 3,82% so với cùng kỳ, thấp nhất từ năm 2011 tới nay.
 
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 chỉ đạo các bộ, ngành kịp thời triển khai các giải pháp như giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, miễn giảm phí dịch vụ, thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi; gia hạn, giãn, hoãn các khoản phải nộp của doanh nghiệp về thuế, tiền thuê đất; giảm giá điện, giá xăng dầu, giá dịch vụ... với tổng giá trị tương đương gần 22 tỷ USD.
 
Dịch càng kéo dài, ảnh hưởng đến nền kinh tế càng nghiêm trọng hơn, mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 6,8% là rất thách thức và khó đạt được. Trường hợp dịch được khống chế trong quý II, tăng trưởng GDP dự báo đạt khoảng 5,32% và trường hợp dịch kéo dài hết đến quý III thì tăng trưởng GDP dự báo là 5,05%.

Một số chỉ tiêu vĩ mô có nguy cơ bị tác động mạnh như: thu ngân sách nhà nước có thể giảm 145.000 tỷ đồng; xuất nhập khẩu, đầu tư của khu vực tư nhân và FDI giảm mạnh do “cầu” của thế giới giảm mạnh, các nhà đầu tư có xu hướng thận trọng trong quyết định đầu tư và chuyển hướng đầu tư an toàn hơn.


 
Mô hình phục hồi kinh tế sau dịch Covid

 
 
 
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
 
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch. Nghị quyết sẽ hỗ trợ khoảng 20 triệu đối tượng với kinh phí khoảng 62.000 tỷ đồng.
Về kịch bản đón đầu phục hồi kinh tế sau đại dịch, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định dịch COVID-19 gây ra nhiều khó khăn, thiệt hại đối với các nền kinh tế trên thế giới, nhưng lại là cơ hội cho những nền kinh tế nếu biết tận dụng từ việc điều chỉnh, xắp xếp lại cục diện kinh tế, thương mại toàn cầu do dịch gây ra.


Ngay từ khi khởi phát đại dịch Covid – 19 vào đầu năm, Việt Nam đã chủ động  gia tăng mối quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế đối với Việt Nam như là một điểm đến đầu tư, kinh doanh an toàn, bền vững.

Mặt khác, Chính phủ cũng đánh giá các tác động của dịch tới các ngành, lĩnh vực, nền kinh tế đất ước; nghiên cứu và dự báo những xu thế, cơ hội và xác định những động lực mới cho tăng trưởng làm cơ sở đẩy nhanh việc cơ cấu lại nền kinh tế cho phù hợp với những chuyển dịch, cấu trúc mới, như nhu cầu phát triển và chuyển đổi số, nhu cầu về lao động, xu hướng đầu tư, xu hướng tiêu dùng...

Chính phủ quyết liệt chỉ đạo hình thành sớm các kịch bản “vực dậy” nền kinh tế, cụ thể hóa đến từng ngành, lĩnh vực, địa phương, từng khu vực doanh nghiệp trước khi dịch kết thúc để nền kinh tế sẵn sàng chuyển sang trạng thái hoạt động mới; đủ sức cạnh tranh, chủ động tham gia vào các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị mới được hình thành sau dịch. Tranh thủ nắm bắt, tận dụng mọi cơ hội để đất nước phát triển nhanh và bền vững không chỉ bằng mà phải hơn thời điểm trước khi dịch bùng phát.

 
“Chính phủ Việt Nam đã phản ứng với đại dịch Covid-19 rất nhanh và quyết liệt. Đặc biệt, các chính sách kinh tế của Việt Nam dường như khá phù hợp với tình hình”.
GS.TS. Andreas Stoffers -
Giám đốc Quốc gia của Tổ chức Friedrich Naumann for Freedom (FNF) tại Việt Nam
 
 
 

Các tin bài khác

Đối tác
Đối tác 01
đối tác 2
DT3
dt4
dt5
dt6
dt7
dt8
dt9
dt10
dt11
dt12
dt13
dt14
dt15
dt16
dt17
dt18
dt19
dt20
dt21
dt22
dt23
dt24
đt25
dt26
dt27
dt28
dt29
dt30
dt31
pn32
pn33
pn34
pn35
pn36
pn37
pn38
pn39
pn40
pn41
pn42
pn43
pn44
pn45
pn46
pn47
pn48
pn49