Những nội dung trên được công bố trong báo cáo đánh giá sơ bộ tác động của dịch nCoV tới kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam do nhóm nghiên cứu của Viện Đào tạo và Nghiên cứu thuộc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) thực hiện và công bố vào tháng 02/2020.
Theo nhóm nghiên cứu này, tác động của dịch nCoV đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần nhìn nhận ở hai khía cạnh.
Dịch nCoV tác động đến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần nhìn nhận ở hai khía cạnh
Thứ nhất, đối với các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Singapore là đối tác dẫn đầu tổng vốn đăng ký mới vào Việt Nam với 4,12 tỷ USD, chiếm khoảng 63,7%. Bên cạnh đó, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng có mức vốn đầu tư khong nhỏ, với tổng vốn chiếm 1,15 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến (chiếm khoảng 54% tổng số dự án).
Tại Việt Nam hiện nay, nhiều dự án, doanh nghiệp do doanh nghiệp nước ngoài làm chủ đầu tư, sử dụng số lượng lớn chuyên gia và lao động nước ngoài tham gia vào nhiều khâu quan trọng trong sản xuất và điều hành dự án, doanh nghiệp.
Sigma – nhà thầu đi đầu trong lĩnh vực Cơ Điện luôn không ngừng mở rộng thị trường và tìm kiếm những dự án FDI tại Việt Nam. Chúng tôi đã triển khai thành công những dự án FDI lớn như Swire Cold Storage Vietnam, Unilever Home Care Liquids Plant, Nhà máy đóng tàu Đa men, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam, Bệnh viện Việt Pháp,…Với định hướng không ngừng phát triển và mở rộng thị trường, Sigma đã và đang tìm kiếm những dự án khác do doanh nghiệp nước ngoài làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên, sau nghỉ Tết, do các biện pháp phòng lây lan dịch nCoV có tác động trực tiếp đến các dự án, việc những lao động nước ngoài đang bị hạn chế trở lại Việt nam đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này, cũng như thu nhập và đời sống của người lao động trong dự án, doanh nghiệp liên quan.
Thứ hai, dịch nCoV cũng có thể mang lại cơ hội để Việt Nam đón nhận thêm các dự án FDI mới bởi quan ngại dịch bệnh sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư xem xét dịch chuyển dòng vốn, dự án FDI từ Trung Quốc và vùng lãnh thổ liên quan (Hồng Kông, Ma Cao…), vốn dĩ đã dịch chuyển thời gian qua trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Mặc dù Việt Nam bị đánh giá là một trong những nước dễ bị tổn thương, chịu nhiều rủi ro lây lan dịch bệnh nCoV, nhưng quốc tế đánh giá cao sự chủ động và quyết liệt của Việt Nam trong phòng, chống dịch này, cũng như việc Chính phủ tiếp tục quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, tác động tích cực này sẽ chủ yếu xảy ra trong trung hạn.
Tính chung, thu hút FDI năm 2020 vẫn có thể tăng khoảng 5%, thấp hơn 2,2 điểm phần trăm so với mức tăng năm 2019.
Nguồn:
https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/von-fdi-tang-gap-3-lan-cung-ky-singapore-thanh-doi-tac-lon-nhat-9038.html
https://infographics.vn/2-thang-dau-nam-2020-thu-hut-fdi-dat-gan-6-47-ty-usd/15351.vna
https://baoxaydung.com.vn/fdi-the-he-moi-can-chu-dong-tim-kiem-cac-du-an-232827.html