ĐƯỜNG DÂY NÓNG:

Sigma áp dụng bộ quy tắc 7 thói quen và 5 nền tảng tại tất cả các dự án

25/07/2023

Trong kỷ nguyên hiện đại, chúng ta luôn đối mặt với những thách thức: sợ hãi và tự ti; suy nghĩ tuyệt vọng, bế tắc; những trách nhiệm nặng nề; khao khát và tham vọng sở hữu; mất cân bằng trong cuộc sống; ích kỷ; xung đột và khác biệt với người khác; mong muốn được người khác lắng nghe… Và nhiều người có thể viết ra hàng chục trang giấy về những khó khăn và thách thức mà họ phải đang đối diện hằng ngày.

​Vậy thì đâu là giải pháp cho những thách thức này?

Chúng ta hãy đón nhận sự thay đổi và để bảy thói quen của những người thành đạt trở thành thói quen của chính chúng ta. Khi ấy, chúng ta không chỉ đương đầu với mọi thách thức một cách tích cực, mà còn trở thành một con người khác: một con người thành đạt, hiệu quả về cá nhân và những mối quan hệ xung quanh.

Bảy thói quen của người thành đạt – Những điều nằm trong cuốn sách cùng tên của tác giả Stephen R. Covey (1932-2012), ông là nhà giáo dục, doanh nhân, tác giả, và diễn giả người Mỹ. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách hàng đầu thế giới về nghệ thuật lãnh đạo, và phát triển bản thân.

Sigma đã và đang áp dụng bộ quy tắc 7 thói quen và 5 nền tảng tại tất cả các dự án, nhằm tăng cường hiệu suất và giúp mỗi cá nhân có thể quản lý quỹ thời gian của mình một cách hiệu quả. Đồng thời, mỗi người Sigma từ đó có thể xây dựng tốt các mối quan hệ, tư duy một cách tích cực, sáng tạo để tiếp cận công việc với một tinh thần đúng đắn hơn.

 

Thói quen
Thói quen là những khuôn mẫu nhất quán, đôi khi vô thức, thể hiện tính cách thường xuyên của chúng ta. Chúng quyết định sự hiệu quả của hoạt động và tạo nên sức mạnh bên trong của chúng ta. Có thể nói rằng thói quen là một trong những nhân tố quan trọng quyết định số phận của mỗi người.

Thói quen, nhất là thói quen xấu, có sức hút rất lớn và rất khó thay đổi hay từ bỏ. Nếu hiểu được bản chất của thói quen và có một quyết tâm cao, chúng ta có thể từ bỏ thói quen xấu và học thói quen tốt.

Để xây dựng một thói quen chúng ta cần phải có cả 3 yếu tố: 

 

 
Và bảy thói quen không phải là một tập hợp rời rạc mà là sự kết hợp chặt chẽ với phương pháp tịnh tiến liên tục nhằm nâng cao hiệu quả cá nhân và các mối quan hệ của cá nhân đó.

Thói quen thứ nhất
Làm đúng ngay từ đầu
“Làm đúng ngay từ đầu” là một phương châm quản lý gắn liền với việc sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả (trong định nghĩa là “just-in-time”), nhằm hạn chế những sai sót trong các quy trình sản xuất - quản lý để tiết kiệm tài nguyên dùng cho việc sửa chữa và khắc phục những “điểm hỏng” đó.
Đối với lĩnh vực lắp đặt – thi công như Sigma, việc này vô cùng quan trọng, bởi lẽ Chất lượng tạo nên thương hiệu. “Làm đúng ngay từ đầu” nghĩa là không chấp nhận “cứ làm, sai đâu sửa đó”, lập kế hoạch nhanh rồi thực hiện chậm. Làm đúng ngay từ đầu là từ công đoạn lên kế hoạch, kiếm soát chặt chẽ chất lượng vật tư đầu vào đến quy trình thi công, lắp đặt, bàn giao đều hết sức chuẩn chỉ. Chất lượng từng khâu luôn đảm bảo theo tiêu chí yêu cầu của công ty. Nhờ việc kiểm soát tốt nên các dự án của Sigma khi tới tay khách hàng đều là những sản phẩm có chất lượng vượt trội.

Thói quen thứ hai
Kiến tạo giải pháp
Thói quen thứ hai chính là thói quen duy trì, phát triển và gia tăng tài sản của chính bản thân chúng ta. Chúng ta phải luôn rèn luyện và đổi mới ở bốn mặt sau:



Đổi mới và rèn luyện là một nguyên tắc và cũng là quá trình giúp chúng ta phát triển và tiến lên theo đường xoắn ốc của sự tăng trưởng và liên tục đổi mới.

Con đường phát triển này đòi hỏi chúng ta phải học, cam kết và làm nó hằng ngày với mức độ ngày càng cao hơn. Không có mức độ nào là đủ cao để ngừng lại.
Mỗi người con Sigma cần phải liên tục phát triển, liên tục học – cam kết – thực hiện, liên tục thực hiện – học – cam kết và liên tục cam kết – thực hiện – học… Cứ luân phiên và liên tục như thế theo đường tăng trưởng xoắn ốc.
 
Thói quen thứ ba
Bắt đầu từ đích đến
Chúng ta hãy suy nghĩ sâu sắc về mục tiêu của mình là gì. Rất nhiều người đã sống và đạt được những thành tựu “phù du” và cuối đời nhận ra mình chưa đạt được một mục tiêu đúng đắn nào.
Mỗi chúng ta có thể có một trọng tâm hay phối hợp nhiều trọng tâm khác nhau cho cuộc đời của mình: gia đình, tiền bạc, công việc, tài sản, thú vui, bạn bè, đối thủ, tôn giáo, bản thân, vợ chồng…
Người thành đạt sẽ tạo cho mình một trọng tâm phối hợp để có thể đạt được bốn yếu tố: An toàn, Định hướng, Khôn ngoan và Năng lực ở đỉnh cao. Nhờ vậy, người thành đạt luôn ở thế chủ động cũng như kết hợp hài hòa mọi mặt cuộc sống.
Để có thói quen “bắt đầu từ đích đến”, chúng ta phải thiết lập một bản tuyên ngôn sứ mệnh cá nhân. Tuyên ngôn này lấy giá trị và nguyên tắc làm nền tảng và thể hiện rõ chúng ta muốn trở thành người thế nào (tính cách), sẽ làm gì (cống hiến, thành tích).
Chúng ta không chỉ quản lý cuộc đời mình – làm đúng – mà còn phải lãnh đạo cuộc đời mình – làm điều đúng – để luôn hướng tới đích đến đã được xác định.
 
Thói quen thứ tư
Ưu tiên điều quan trọng
 
MÔ HÌNH KHẨN CẤP - QUAN TRỌNG

Chúng ta quản lý thời gian theo ma trận gồm bốn phần:
Phần thứ nhất: (bên trái, phía trên) gồm những hoạt động khẩn cấp và quan trọng;
Phần thứ hai: (bên phải, phía trên) gồm những hoạt động không khẩn cấp nhưng quan trọng;
Phần thứ ba: (bên trái, phía dưới) gồm những hoạt động khẩn cấp nhưng không quan trọng;
Phần thứ tư: (bên phải, phía dưới) gồm những hoạt động không khẩn cấp và cũng không quan trọng.

Thói quen thứ năm
Hãy hiểu để được hiểu
Con người hay có thói quen áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình lên hoàn cảnh của người khác. Một ẩn dụ cho cách áp đặt này như sau: bác sĩ mắt đề nghị các bệnh nhân nhìn không rõ hãy dùng cặp mắt kính mà ông đang sử dụng, vì Ông cho rằng ông thấy rõ thì họ cũng sẽ thấy rõ!
Để tránh xu hướng áp đặt hay đưa ra những lời khuyên vội vã này thì chúng ta cần phải lắng nghe và thấu hiểu người khác.
Để rèn luyện thói quen giao tiếp hiệu quả, bạn không nên chỉ dựa vào kỹ thuật giao tiếp mà hãy xây dựng cho mình một thái độ lắng nghe và thấu hiểu để dẫn đến sự cởi mở và tin cậy. Chúng ta cũng cần mở các tài khoản tình cảm để tạo sự thông hiểu giữa hai tâm hồn.
 
Thói quen thứ sáu
Tư duy cùng thắng (win-win)
Những người không thành đạt dùng đến 90% thời gian cho phần thứ nhất (Quan trọng và Khẩn cấp) và 10% cho phần thứ tư (Không quan trọng và Không khẩn cấp).
Một số khác dành thời gian cho phần thứ ba (Khẩn Cấp, Không Quan trọng) nhưng lại luôn nghĩ rằng mình đang ở phần thứ nhất.
Người thành đạt sẽ dành rất ít thời gian cho phần thứ ba và thứ tư. Họ cũng sẽ tối thiểu hóa thời gian dành cho phần thứ nhất để tập trung thời gian quý báu của họ vào phần thứ hai (Không khẩn cấp – Quan trọng). Phần này gồm những công việc như: xây dựng các mối quan hệ, viết bản tuyên ngôn sứ mệnh cá nhân, lập kế hoạch dài hạn… – chúng là những việc quan trọng, cần thiết nhưng ít khi được thực hiện vì không cấp bách.
Để có thể tập trung vào ô thứ hai này và nói “Không” với muôn vàn những sự việc không quan trọng, người thành công phải luôn dựa vào các nguyên tắc, sứ mệnh cá nhân, vai trò và mục tiêu đã định.

Công cụ được dùng để lập các hoạt động thuộc phần tư thứ hai cần phải đáp ứng sáu tiêu chí quan trọng sau:
  1. Tính chặt chẽ: phải có sự hài hòa, thống nhất và gắn kết giữa tầm nhìn với sứ mệnh, giữa vai trò với mục tiêu, giữa các ưu tiên với kế hoạch, giữa ý muốn với kỷ luật;
  2. Tính cân bằng: cân bằng cuộc sống và không bỏ qua một yếu tố quan trọng nào như sức khỏe, gia đình, chuẩn bị cho nghề nghiệp hay phát triển bản thân;
  3. Nên dùng đơn vị thời gian cơ bản là tuần
  4. Quan tâm đến khía cạnh con người;
  5. Tính linh hoạt: công cụ phải phục vụ con người chứ không phải ngược lại, và công cụ phải thể hiện phong cách, nhu cầu và cách thức của chúng ta;
  6. Tính gọn nhẹ: dễ mang theo và dễ sử dụng.
Để trở thành người tự quản ô thứ hai hiệu quả, chúng ta cần xác định, nhận diện tất cả vai trò của mình như làm cha, làm chồng, làm con, làm giám đốc kinh doanh, làm bạn… và có những mục tiêu quan trọng riêng cho mỗi vai trò để theo đuổi và thực hiện.

Sáu mô thức của mối quan hệ tương tác bao gồm:
Trong thực tế cuộc sống, đa số các tình huống đều có mối quan hệ tương thuộc, do đó tư duy cùng thắng, tức hai bên cùng có lợi là phương án phù hợp nhất.
Nguyên tắc cùng thắng là nguyên tắc cơ bản mang đến thành công trong mọi tương tác của con người. Nó bao gồm năm mặt tương thuộc, khởi đầu là tính cách, sau đó là các mối quan hệ để hình thành những thỏa thuận.
Nó phải được nuôi dưỡng trong một môi trường có cấu trúc và quy tắc được xây dựng trên cơ sở tư duy cùng thắng. Nguyên tắc cùng thắng không thể nào đạt được bởi những người có tư duy thắng/thua, thua/thắng hay thua/thua.
 
Thói quen thứ bảy
Đồng tâm hiệp lực
Đoàn kết hiệp lực bao giờ cũng mạnh hơn từng phần cộng lại. Hợp tác, đồng tâm hiệp lực là yêu cầu cốt yếu của mô thức lãnh đạo lấy nguyên tắc làm trọng tâm. Nó là chất xúc tác giúp liên kết và giải phóng những sức mạnh to lớn bên trong mỗi con người chúng ta.
Đồng tâm hiệp lực luôn đem lại kết quả tốt hơn. Nó là kết quả trọn vẹn của nhiều thói quen khác. Nó đem lại sự thành công trong một thực tại tương thuộc – đội nhóm làm việc tập thể, xây dựng tập thể, phát triển sự đoàn kết và sáng tạo với những người khác.
Hợp tác không có nghĩa là đồng nhất mọi người. Ngược lại, hợp tác coi trọng sự khác biệt của mỗi người chúng ta về trí tuệ, tình cảm, tâm lý, quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề.

Bên cạnh đó, Sigma cũng đề cập đến 5 nhân tố cơ bản để mỗi người con Sigma hướng tới và làm theo, qua đó, nâng cao phẩm chất và của mỗi thành viên: 

 
1. Tính chính trực
Chính trực là sự trung thực và thể hiện sự tuân thủ nhất quán và kiên quyết đối với các nguyên tắc và giá trị đạo đức và luân lý mạnh mẽ. Trong đạo đức, tính chính trực được coi là sự trung thực và chính xác trong hành động của một người.

2. Đam mê
Niềm đam mê trong cuộc sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mỗi người. Nó giúp con người ta có thể tìm ra cũng như thấu hiểu bản thân mình, chỉ khi nhìn nhận được những gì bản thân mình ghét hay thích gì, đang có hay chưa có gì… thì ta mới có thể hiểu được mình cần gì cũng như nên theo đuổi những gì. Nói đơn giản, khi một người có đam mê thì họ sẽ có mục tiêu cuộc đời, sẽ có mục đích sống để từ đó cố gắng kiên trì theo đuổi và thanh công.

3. Nhiệt huyết
Nhiệt huyết có thể hiểu là là khi bạn đặt toàn bộ 100% nguồn năng lượng và sự quan tâm của mình vào điều mà bạn theo đuổi. Sự nhiệt huyết có thể được thể hiện qua cách bạn thực hiện công việc với niềm đam mê và hứng thú. Càng làm việc, bạn càng cảm thấy hào hứng và luôn đặt ra các mục tiêu mới để chinh phục bản thân, phát huy hết khả năng của mình.

4. Kỷ luật
Tính kỷ luật chính là luôn đặt ra mục tiêu và kế hoạch rồi cố gắng hoàn thành và đạt được mục tiêu đó, không để cho cảm xúc, sự buông thả và sự lười biếng làm ảnh hướng. Người có tính kỷ luật là người quyết đoán, luôn đối mặt với khó khăn để giải quyết nó chứ không hề tránh né, hay bỏ cuộc giữa chừng.
Văn hóa kỷ luật ở Sigma là sự nhất quán của những nhân viên có mục tiêu, có trách nhiệm và họ luôn cố gắng đảm bảo đạt mục tiêu với sự tự nguyện và tự do trong khuôn khổ.
Đây thực sự là một đức tính quan trọng cần có của mỗi cá nhân để mạng lại những lợi ích thiết thực trong công việc cho đến sức khỏe và cuộc sống.

5. Lạc quan
Thái độ và tinh thần lạc quan là điều quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của con người. Nó là điều quan trọng và là một thái độ sống đúng và mang một ý nghĩa mở và mang trong cuộc sống của chúng ta những điều tốt đẹp và mang một ý nghĩa tạo dựng nên một cuộc sống tươi đẹp và có ý nghĩa hơn.

Các tin bài khác

Đối tác
Đối tác 01
đối tác 2
DT3
dt4
dt5
dt6
dt7
dt8
dt9
dt10
dt11
dt12
dt13
dt14
dt15
dt16
dt17
dt18
dt19
dt20
dt21
dt22
dt23
dt24
đt25
dt26
dt27
dt28
dt29
dt30
dt31
pn32
pn33
pn34
pn35
pn36
pn37
pn38
pn39
pn40
pn41
pn42
pn43
pn44
pn45
pn46
pn47
pn48
pn49