ĐƯỜNG DÂY NÓNG:

Công Tác Thanh Tra của Cục An toàn Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội tại Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Sigma - Bảo Đảm An Toàn cho người Lao Động

08/05/2024

Trong bối cảnh nhu cầu đảm bảo an toàn lao động trở nên ngày càng quan trọng và được chú trọng tại các doanh nghiệp, việc thực hiện công tác thanh tra từ phía Cục An toàn Lao Động (ATLĐ) - Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội tại Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Sigma không chỉ là một nhiệm vụ bắt buộc mà còn là một cam kết của chính phủ và cộng đồng về việc bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người lao động. Ngày 07/05/2024, Cục An Toàn Lao Động đã có đã có buổi làm việc tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Sigma, đề cập tới những biện pháp và phương pháp được áp dụng để đảm bảo ATLĐ cho người lao động tại Công ty CP Kỹ thuật Sigma. 

Thành phần tham dự buổi thanh tra gồm có: Ông Nguyễn Vân Yên, Trưởng phòng Pháp chế - Thanh tra, Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Ông Phạm Hoàng Minh, Phó trưởng phòng Pháp chế - Thanh tra, Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bà Chúc Thu Trang – Chuyên viên Phòng Chính sách Bảo hộ lao động, Cục An toàn lao động Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bà Lê Thị Xiêm, chuyên viên phòng Pháp chế - Thanh tra Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; về phía Công ty Cổ phần Kỹ thuật Sigma: Ông Yatsu Takabumi – Chủ tịch Công ty, Ông Hà Dũng – Phó Giám Đốc Công ty, Ông Nguyễn Văn Hiệp  Trưởng Ban An toàn, cùng Đại diện các phòng ban khác đã góp mặt trong buổi thanh tra.
 
Những nội dung chính bao gồm:
1.  Chế độ chính sách của người lao động:
    -   Kiểm tra thực hiện các chế độ: Thanh tra việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động.
    -   Chế độ làm việc và nghỉ ngơi: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, nghỉ phép năm và các chế độ phụ cấp.
    -   Chính sách phúc lợi: Đánh giá các chính sách phúc lợi như bữa ăn giữa ca, trang phục bảo hộ, hỗ trợ nhà ở hoặc đi lại cho người lao động.
2.  Kế hoạch ATVSLĐ:
    -   Xây dựng và thực hiện kế hoạch: Đánh giá việc xây dựng kế hoạch ATVSLĐ hàng năm, bao gồm các mục tiêu cụ thể và các biện pháp thực hiện.
    -   Phân công trách nhiệm: Kiểm tra việc phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận và cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch ATVSLĐ.
    -   Nguồn lực và ngân sách: Đánh giá việc phân bổ nguồn lực và ngân sách cho các hoạt động ATVSLĐ.
3. Kiểm soát các rủi ro về ATVSLĐ:
    -   Đánh giá rủi ro: Xem xét quá trình đánh giá và phân tích các rủi ro tại nơi làm việc, bao gồm nhận diện các nguy cơ và đánh giá mức độ rủi ro.
    -   Biện pháp kiểm soát: Kiểm tra các biện pháp kiểm soát rủi ro đã được thực hiện, như thay thế, kiểm soát kỹ thuật, kiểm soát hành chính và trang bị bảo hộ cá nhân.
    -   Theo dõi và cập nhật: Đánh giá hệ thống theo dõi và cập nhật các biện pháp kiểm soát rủi ro, đảm bảo chúng luôn phù hợp với tình hình thực tế.
4.  Ứng phó với tình huống khẩn cấp:
    -   Kế hoạch ứng phó: Kiểm tra kế hoạch ứng phó khẩn cấp, bao gồm các kịch bản sự cố và các biện pháp xử lý tương ứng.
    -   Đào tạo và diễn tập: Đánh giá việc tổ chức các buổi đào tạo và diễn tập định kỳ để nâng cao kỹ năng ứng phó với tình huống khẩn cấp của người lao động.
    -   Trang thiết bị khẩn cấp: Kiểm tra sự sẵn sàng và bảo dưỡng của các trang thiết bị phục vụ công tác ứng phó khẩn cấp như bình chữa cháy, hệ thống báo cháy, và thiết bị cứu hộ.
5.  Công tác đào tạo huấn luyện ATLĐ:
    -   Chương trình đào tạo: Đánh giá nội dung và chất lượng của các chương trình đào tạo ATLĐ, đảm bảo phù hợp với từng đối tượng lao động và tính chất công việc.
    -   Tần suất đào tạo: Kiểm tra tần suất tổ chức các khóa đào tạo, bao gồm đào tạo cơ bản, đào tạo định kỳ và đào tạo nâng cao.
    -   Hiệu quả đào tạo: Đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo thông qua việc kiểm tra kiến thức và kỹ năng của người lao động sau khi tham gia các khóa học.
6.  Các quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn:
    -   Xây dựng quy trình: Đánh giá việc xây dựng các quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn tại nơi làm việc, bao gồm quy trình làm việc an toàn, quy trình bảo dưỡng thiết bị, và quy trình xử lý sự cố.
    -   Thực hiện và tuân thủ: Kiểm tra việc thực hiện và tuân thủ các quy trình, biện pháp đã đề ra, đảm bảo chúng được áp dụng đúng đắn và hiệu quả.
    -   Cải tiến liên tục: Đánh giá quá trình cải tiến liên tục các quy trình và biện pháp đảm bảo an toàn dựa trên phản hồi từ người lao động và các đợt kiểm tra trước.
7.  Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động:
    -   Cung cấp định kỳ PPE cho người lao động như giầy, mũ, quần áo bảo hộ, ngoài ra tuỳ theo đặc thù của tùng công việc sẽ được trang bị thêm các phương tiện: găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ, mặt nạ phòng độc….

 



Một số hình ảnh trong buổi thanh tra

Qua công tác thanh tra của Cục An toàn – Bộ Lao Động thương binh xã hội, Sigma đã tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe và đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho toàn thể CBNV, góp phần vào việc xây dựng một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh. 

Các tin bài khác

Đối tác
Đối tác 01
đối tác 2
DT3
dt4
dt5
dt6
dt7
dt8
dt9
dt10
dt11
dt12
dt13
dt14
dt15
dt16
dt17
dt18
dt19
dt20
dt21
dt22
dt23
dt24
đt25
dt26
dt27
dt28
dt29
dt30
dt31
pn32
pn33
pn34
pn35
pn36
pn37
pn38
pn39
pn40
pn41
pn42
pn43
pn44
pn45
pn46
pn47
pn48
pn49