ĐƯỜNG DÂY NÓNG:

Bức tranh về nguồn năng lượng tái tạo và tiềm năng phát triển tại Việt Nam

16/12/2019

Cung ứng năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức, đặc biệt là sự cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa, giá dầu biến động, và các tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh, an toàn trong cung ứng năng lượng… Do vậy, từng bước đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, nguồn điện dựa trên các nguồn năng lượng tái tạo mà Việt Nam có tiềm năng, đặc biệt là các nguồn sinh khối, gió, năng lượng mặt trời… được coi là một trong những giải pháp phát triển bền vững.  

Xuất phát từ các yêu cầu đó, Đánh giá điện từ nguồn năng lượng tái tạo và phát triển dự án điện tái tạo tại Việt Nam tới năm 2020, tầm nhìn 2030 có ý nghĩa rất quan trọng, xác định rõ được tiềm năng nguồn năng lượng điện tái tạo trên toàn quốc, góp phần cụ thể hóa việc thực hiện chiến lược phát triển năng lượng tái tạo quốc gia, góp phần giảm ô nhiễm môi trường khu vực và đảm bảo mục tiêu và vai trò phát triển kinh tế.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hiện nay tốc độ tiêu thụ điện năng của Việt Nam có xu hướng tăng gấp đôi so với mức tăng trưởng GDP, trong khi điện năng được sản xuất từ thủy điện và nhiệt điện chưa đủ đáp ứng nhu cầu nên đã tạo áp lực cho ngành năng lượng Việt Nam, do đó cần có chiến lược phát triển dài hạn, trong đó phát triển năng lượng tái tạo là lựa chọn đúng đắn nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng quốc gia đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững.

  1. CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TIỀM NĂNG TẠI VIỆT NAM
Việt Nam có tiềm năng đặc biệt lớn ở việc khai thác các nguồn Năng lượng tái tạo như: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối.
  1. Thủy điện
Thủy điện được tập trung phát triển gần như tối đa tại Việt Nam. Tháng 10/2018, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân đã loại bỏ nhiều dự án thủy điện và địa điểm tiềm năng vì những tác động tiêu cực của những dự án này tới môi trường và xã hội vượt xa những lợi ích có thể mang lại về mặt kiểm soát lũ lụt, thủy lợi và sản xuất điện.
  1. Điện gió
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với đường bờ biển dài hơn 3200 km, hơn nữa còn có cả gió mùa tây nam thổi vào mùa hè. Theo nghiên cứu ESMAP của World Bank (xem bảng dưới đây) tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam 513390 MW bằng 213 lần công suất nhà máy thủy điện Sơn La và gấp hơn 10 lần tổng công suất của Việt Nam hiện nay.

Tiềm năng gió của Việt Nam ở độ cao 65m:

 
Một nghiên cứu khác  đã chỉ ra rằng 8,6% diện tích lãnh thổ Việt Nam có tiềm năng từ "tốt" đến "rất tốt" để phát triển các trạm điện gió lớn tương đương với 111,946 MW.
Trích dẫn bài viết của các tác giả:
Ngân Quyên (21 tháng 2 năm 2019). “Tiềm năng phát triển điện gió”. EVNHANO
Tô Minh Châu (9 tháng 12 năm 2017).
https://globalsolaratlas.info/downloads/vietnam

 
c. Điện mặt trời
Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng mặt trời, đặc biệt là ở miền Tr ung và miền Nam. Khu vực miền Trung và miền Nam có số giờ nắng trung bình hằng năm cao hơn, từ 2.000 - 2.600 giờ/năm.

Số liệu về bức xạ mặt trời tại VN:

 
Số liệu về tiềm năng năng lượng mặt trời ở Việt Nam

Trích dẫn bài viết của các tác giả:
Vũ Phong Solar (11 tháng 4 năm 2016). “Cường độ bức xạ năng lượng mặt trời tại các khu vực Việt Nam”. solarpower.vn.
TS. Nguyễn Anh Tuấn cùng các chuyên gia Trung tâm Năng lượng tái tạo - Viện Năng lượng “ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CHO PHÁT ĐIỆN Ở VIỆT NAM – TRIỂN VỌNG VÀ NHẬN ĐỊNH”
globalsolaratlas.info
 
d. Năng lượng sinh khối
Là đất nước nông nghiệp, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển năng lượng sinh khối. Một số dạng sinh khối phổ biến: gỗ năng lượng, phế thải - phụ phẩm từ cây trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác. Nguồn năng lượng sinh khối có thể sử dụng bằng cách đốt trực tiếp, hoặc tạo thành viên nhiên liệu sinh khối.
Với trung bình, gần 35.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt đô thị và 34.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thải ra mỗi ngày. Ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, có 7-8.000 tấn chất thải mỗi ngày. Lượng rác đang bị lãng phí do không được sử dụng đầy đủ để sản xuất năng lượng.
 
Trích dẫn bài viết của các tác giả:
Quyên Lưu (19 tháng 8 năm 2017). “Việt Nam còn nhiều tiềm năng biến rác thải thành nguyên liệu cho sản xuất năng lượng”. moit.gov.vn.
 
  1. THỰC TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI VIỆT NAM
  1. Sản lượng điện bình quân đầu người, và đánh giá khả năng thiếu hụt điện của Việt Nam
Bảng sản lượng điện bình quân đầu người trong năm 2017 của một số nước (theo https://www.indexmundi.com)
Bảng sản lượng điện bình quân đầu người Việt Nam theo số liệu báo cáo 58/BC-BCT và Quy hoạch điện VII
Dự kiến mức thiếu hụt điện giai đoạn 2021-2025 (theo Báo cáo số 58/BC-BCT):
  • Năm 2022: 10 tỷ kWh
  • Năm 2023: 12 tỷ kWh
  • Năm 2024: 7 tỷ kWh
  • Năm 2025: 3,5 tỷ kWh
(Nguồn: Báo cáo số 58/BC-BCT, ngày 4/6/2019)
 
2. Thực trạng phát triển điện tái tạo tại Việt Nam
Tổng công suất đặt hệ thống 2018 là 48563MW và được phân bố như sau:
 
 

Như vậy công suất điện đến từ nguồn tái tạo hiện tại chiếm 7.1%
 
3. Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam 
Theo quyết định 428/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạc điện VII điều chỉnh) với kế hoạch phát triển cơ cấu nguồn điện như sau:
  1. Cơ cấu nguồn điện
  • Công suất
 
  • Sản lượng điện


 

Các tin bài khác

Đối tác
Đối tác 01
đối tác 2
DT3
dt4
dt5
dt6
dt7
dt8
dt9
dt10
dt11
dt12
dt13
dt14
dt15
dt16
dt17
dt18
dt19
dt20
dt21
dt22
dt23
dt24
đt25
dt26
dt27
dt28
dt29
dt30
dt31
pn32
pn33
pn34
pn35
pn36
pn37
pn38
pn39
pn40
pn41
pn42
pn43
pn44
pn45
pn46
pn47
pn48
pn49