ĐƯỜNG DÂY NÓNG:

Tín chỉ Carbon và thị trường Carbon tại Việt Nam: Có thể bạn chưa biết

27/05/2022

Thị trường carbon được coi là công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính và đang phát triển nhanh chóng về thị phần giao dịch cũng như các tổ chức tham gia. Dưới đây là một số thông tin thú vị về tín chỉ Carbon cũng như thị trường mua bán này.

Tín chỉ Carbon
Khái niệm
Tín chỉ Carbon (Carbon Credit) là thuật ngữ chung cho tín chỉ có thể kinh doanh, hoặc đại diện cho một tấn Carbon Dioxide (C02), hoặc khối lượng của một khí nhà kính khác tương đương với một tấn C02 (tC02e).  Việc mua bán sự phát thải khí C02 hay mua bán Carbon trên thị trường được thực hiện qua tín chỉ. 

Ảnh minh họa (1)

 
Mục tiêu cuối cùng của tín chỉ Carbon là giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển.
 

Ảnh minh họa (2)

 
Ví dụ về tín chỉ Carbon
Theo chương trình mua bán phát thải, một công ty có lượng phát thải thực thấp hơn mức giới hạn của nó có thể bán phần tín chỉ chưa dùng cho một công ty khác phát thải vượt quá mức giới hạn.
Ví dụ, giả sử công ty A có giới hạn 10 tấn nhưng tạo ra 12 tấn khí thải. Công ty B cũng có giới hạn phát thải 10 tấn nhưng chỉ phát thải 8 tấn, dẫn đến dư thừa 2 tín chỉ. Công ty A có thể mua các tín chỉ bổ sung từ công ty B để tuân thủ các quy định về môi trường.
 

Ảnh minh họa (3)

 
Nếu không mua các Tín chỉ Carbon đó, công ty A sẽ phải đối mặt với các hình phạt. Tuy nhiên, nếu giá của các tín chỉ vượt quá mức phạt của chính phủ, một số công ty có thể lựa chọn chấp nhận các hình phạt và tiếp tục hoạt động bình thường.
 
Bằng cách tăng tiền phạt, các cơ quan quản lí có thể làm cho việc mua bán tín chỉ trở nên hấp dẫn hơn. Họ cũng có thể giảm số tín chỉ phát hành mỗi năm, làm cho tín chỉ có giá trị hơn trong thị trường mua bán phát thải và tạo ra động lực cho các công ty đầu tư vào công nghệ sạch khi nó trở nên rẻ hơn so với việc mua Tín chỉ Carbon hoặc nộp tiền phạt. 

Thị trường Carbon
Sự phát triển của thị trường Carbon

Thị trường Carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, được thông qua vào năm 1997. Theo Nghị định thư Kyoto, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quôc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính. Do Carbon (CO2) là khí nhà kính quy đổi tương đương của mọi khí nhà kính nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi Carbon, hình thành nên thị trường Carbon hay thị trường tín chỉ Carbon.

Hai loại thị trường Carbon chính: thị trường Carbon bắt buộc và thị trường Carbon tự nguyện

Sau Nghị định thư Kyoto, thị trường carbon đã phát triển mạnh tại các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và cả châu Á. Có hai loại thị trường chính là:
 

Các thị trường Carbon lớn trên thế giới

Thị trường thương mại phát thải quốc tế đầu tiên là của Liên minh châu Âu, vận hành từ năm 2005. Đây là công cụ chính sách quan trọng bậc nhất của Liên minh châu Âu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, thực thi cam kết trong Nghị định thư Kyoto trước đây và sau này là Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Thị trường này chiếm khoảng 45% tổng lượng phát thải toàn châu Âu và khoảng 3/4 thị trường phát thải carbon toàn cầu.

Trung Quốc bắt đầu đề cập xây dựng thị trường carbon trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2015 và sau đó đã tiến hành thí điểm diện rộng tại các khu vực, thành phố với các mức độ kinh tế đa dạng khác nhau. Ngày 16/7/2021, thị trường giao dịch trao đổi carbon Trung Quốc đã chính thức vận hành nhằm đạt mục tiêu trung hòa carbon năm 2060.

Việt Nam: Vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ Carbon kể từ năm 2025

Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, bao gồm Điều 91 về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, Điều 92 về bảo vệ tầng ozon, Điều 139 về tổ chức và phát triển thị trường carbon.

Trong đó, Nghị định quy định cụ thể lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước theo hai giai đoạn: đến hết năm 2027 và từ năm 2028.

Theo đó, giai đoạn đến hết năm 2027 sẽ có 4 hoạt động chính:
 

 

Các tin bài khác

Đối tác
Đối tác 01
đối tác 2
DT3
dt4
dt5
dt6
dt7
dt8
dt9
dt10
dt11
dt12
dt13
dt14
dt15
dt16
dt17
dt18
dt19
dt20
dt21
dt22
dt23
dt24
đt25
dt26
dt27
dt28
dt29
dt30
dt31
pn32
pn33
pn34
pn35
pn36
pn37
pn38
pn39
pn40
pn41
pn42
pn43
pn44
pn45
pn46
pn47
pn48
pn49