ĐƯỜNG DÂY NÓNG:

Sigma tiếp tục duy trì làm việc trực tuyến mùa dịch: Nỗ lực đạt mục tiêu kép

23/08/2021

Hà Nội, Sài Gòn… Trái tim và trí óc của Việt Nam đang trải qua những ngày khó khăn nhất trong lịch sử khi Chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ được ban hành, thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố. Vậy là “gia đình cách ly với gia đình, khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện”… Mọi biện pháp được chính phủ đưa ra nhằm hạn chế khả năng lây lan nhanh chóng của làn sóng Covid lần thứ IV.

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến nhiều ngành nghề, nhưng cũng là điều kiện để các doanh nghiệp chuyển đổi phương thức làm việc truyền thống sang hình thức làm việc trực tuyến. Thực tế cho thấy, làm việc trực tuyến giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu kép là bảo đảm sức khỏe cho cán bộ, nhân viên mà vẫn duy trì hoạt động kinh doanh - mở ra một hướng mới trong mô hình tổ chức doanh nghiệp.

Là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật, hợp tác với rất nhiều đối tác đến từ các nước trên thế giới, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong suốt 2 năm qua đã làm gián đoạn đến quá trình giao thương và trao đổi hợp tác truyền thống giữa Sigma và đối tác. Tuy nhiên, để thích nghi với điều kiện mới, “sống chung với dịch”, vừa đảm bảo an toàn cho người lao động, vừa phát triển được kinh tế, mang lại doanh thu và đảm bảo thu nhập cho CBNV. Trong bối cảnh ấy, Sigma đã kịp thời chuyển đổi phương thức làm việc từ trực tiếp qua trực tuyến, nhằm duy trì trao đổi thường xuyên, hợp tác liên tục để vượt qua khó khăn, tìm ra cơ hội để bứt phá, mở rộng thị trường và duy trì sự phát triển bền vững.

“Cách ly” mà vẫn hoàn thành công việc
Là Kỹ sư đấu thầu của Phòng Quản lý đấu thầu, công việc của chị Lê Thị Thu Trang là phụ trách các dự án thầu Cơ Điện của Sigma. Từ cuối tháng 07/2021, khi Sigma chính thức triển khai mô hình làm việc luân phiên tại nhà nhằm phòng chống dịch Covid-19, mọi công việc của chị Trang đều được triển khai qua mạng Internet.

  
Chị Lê Thị Thu Trang - Kỹ sư đấu thầu đang làm việc trực tuyến tại nhà
 

“Mỗi buổi sáng, Bộ phận Đấu thầu sẽ triển khai họp trực tuyến thông qua mạng lưới nội bộ của công ty để phân chia công việc và báo cáo công việc còn tồn đọng, nhằm tìm hướng giải quyết. Toàn bộ dữ liệu của bộ phận Thầu được số hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi khi làm việc trực tuyến. Bên cạnh đó, tôi và các đồng nghiệp còn thành lập nhóm chung qua mạng xã hội, đảm bảo việc kết nối thông suốt và thông tin 24/24 giờ. Mọi chỉ đạo từ cấp trên được truyền đạt và triển khai kịp thời...”, chị Trang cho biết.
 

Trong thời đại Công nghệ 4.0, chị Trang vẫn cam kết đạt 100% năng suất lao động trong thời gian giãn cách

 
Cùng với chị Trang, đến nay 50% cán bộ, nhân viên văn phòng Công ty CP Kỹ thuật Sigma đã thực hiện “ngồi yên” làm việc trực tuyến tại nhà. Ông Nguyễn Hòa Huy Hoàng, Trưởng phòng Cơ, thuộc bộ phận Đấu thầu Công ty trả lời trong một bài phỏng vấn: “Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, công ty đã có những giải pháp vô cùng sáng suốt nhằm hạn chế tối đa tác động của đại dịch đến sức khỏe CBNV. Nhờ nền tảng công nghệ ổn định và đội ngũ cán bộ tinh thông đã giúp chúng tôi triển khai làm việc trực tuyến và thực hiện những nhiệm vụ trên đồng bộ, hiệu quả”.

Xu hướng của tương lai
Từ góc nhìn của nhiều chuyên gia, làm việc trực tuyến là xu hướng chung trong thời gian qua khi Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên toàn thế giới. Dịch Covid-19 đã tạo ra áp lực cao hơn và mạnh hơn trong việc đẩy nhanh hình thức làm việc trực tuyến tại các doanh nghiệp.

Có chung quan điểm này, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng, việc triển khai làm việc theo phương thức trực tuyến sẽ phụ thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực, trong đó ưu thế thuộc về các ngành nghề dịch vụ như tư vấn, ngân hàng, thương mại…

Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, giải pháp “ngồi yên” làm việc từ xa còn giúp giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí cho cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời tạo sự thoải mái, tự do sáng tạo cho nhân viên. Song, bà Lê Thị Lan Hương cũng nhấn mạnh, triển khai làm việc trực tuyến cần có đội ngũ lao động có kỹ năng, kiến thức và đặc biệt là kỷ luật, văn hóa hành vi, thái độ, bao gồm sự độc lập, chủ động, tính tự giác cao. “Mỗi doanh nghiệp sẽ có mô hình hoạt động và yêu cầu hoạt động riêng, nhưng quan trọng nhất là doanh nghiệp đó phải định vị được nhiệm vụ đặt ra cho người lao động, để quản lý bằng sản phẩm đầu ra, chứ không phải quản lý thời gian làm việc của người lao động”, bà Lê Thị Lan Hương nhấn mạnh.

Đặt ra những lo ngại về các vấn đề bảo mật, an toàn thông tin cùng các vấn đề bản quyền, chia sẻ… song các chuyên gia đều cho rằng đây là điều hoàn toàn có thể khắc phục. Rõ ràng, dịch Covid-19 như là điều kiện khó làm “ló cái khôn” để các doanh nghiệp đẩy mạnh hình thức làm việc trực tuyến như một cách thức tổ chức ưu việt đem đến hiệu quả kép, vừa phòng, chống dịch bệnh mà vẫn mang lại hiệu quả kinh doanh.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong đầy tin tưởng khi khẳng định: “Khi dịch bệnh qua đi, xu hướng làm việc trực tuyến sẽ tiếp tục được duy trì và mở rộng. Đây sẽ trở thành một phương thức sản xuất mới, phương thức sinh hoạt xã hội mới của đất nước trong thời gian tới”.

Các tin bài khác

Đối tác
Đối tác 01
đối tác 2
DT3
dt4
dt5
dt6
dt7
dt8
dt9
dt10
dt11
dt12
dt13
dt14
dt15
dt16
dt17
dt18
dt19
dt20
dt21
dt22
dt23
dt24
đt25
dt26
dt27
dt28
dt29
dt30
dt31
pn32
pn33
pn34
pn35
pn36
pn37
pn38
pn39
pn40
pn41
pn42
pn43
pn44
pn45
pn46
pn47
pn48
pn49