ĐƯỜNG DÂY NÓNG:

Du xuân đầu năm 2019 – Theo dòng thời gian về thăm 14 vị vua nhà Trần

26/02/2019

Được sự chấp thuận của Ban Giám Đốc, BCH Công Đoàn Công ty CP Kỹ Thuật Sigma đã tổ chức chuyến du xuân đầu năm cho CBNV Sigma về nơi an vị của 14 vị vua đời Trần để cầu cho một năm mới tràn đầy may mắn và thành công cho Sigma cùng đối tác vào ngày Chủ nhật, 24/02/2019 (ngày 20/01/2019 AL) tại Đền Trần và Phủ Dầy, Nam Định.

Di tích Đền Trần, lễ hội Phủ Dầy và những câu chuyện lịch sử
Đền Trần được biết đến là nơi thời phụng của 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến và các quan lại có công phù tá. Nơi đây còn nổi tiếng với Lễ khai ấn đầu xuân và Hội đền tháng tám, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về dự, tri ân công đức của các vị vua nhà Trần và cầu mong những điều tốt đẹp.

Lễ khai ấn Đền Trần, thường diễn ra từ ngày 14-15 tháng Giêng Âm lịch, là một tập tục của triều đại nhà Trần – triều đại phong kiến kéo dài và hùng mạnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, với chiến công hiển hách ba lần đánh tan quân Nguyên Mông – đạo quân xâm lược.

Sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, tại phủ thiên trường (nơi phát tích của nhà Trần), vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và thưởng công, phong tước cho các quan, quân có công trong việc đánh giặc.
Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức nghi thức khai ấn để tế lễ trời đất, tổ tiên; phong tước cho những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền nhà Trần.

 

Khu di tích Đền Trần, Nam Định
 
Cách đó không xa là một địa danh nổi tiếng khác, mang tên Phủ Dầy, nằm trên địa bàn xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, gần quốc lộ 10, quốc lộ 37B và quốc lộ 38B từ Thành phố Nam Định đi Ninh Bình.
Phủ Dầy có ý nghĩa là "đền lớn ở làng Kẻ Dầy".
Năm 1557 triều vua Lê Anh Tông, làng Kẻ Dầy mới lấy tên chữ là xã An Thái, chia làm bốn thôn: Vân Cát, Vân Đình, Vân Cầu, Nham Miếu. Năm 1861 (Tự Đức thứ 12) xã An Thái mới chính thức đổi tên là xã Tiên Hương.
Phủ thờ ở Vân cát gọi là Phủ Chính, dựng từ năm 1899 (Thành Thái thứ hai). Phủ thờ ở Tiên Hương xây sau. Phần kiến trúc hiện thấy là từ năm 1913 (Duy Tân thứ bảy).

Lễ hội Phủ Dầy

Hành trình của Sigma đến với miền đất của những vị vua
Bắt đầu từ 6h30, đoàn xe đưa những người con Sigma bắt đầu chuyển bánh hướng về  Trần Thừa, Lộc Vương, thành phố Nam Định.
Đến 8h30 sáng, “con tàu” Sigma dừng bánh tại Chùa tháp Phổ Minh. Ngôi chùa có niên đại hơn 170 năm đã để lại cho dân tộc ta nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế, quân sự,…
Đền Trần và chùa Phổ Minh đều là trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng lớn thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, với nhiều lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc, mang ý nghĩa ghi nhớ và tôn vinh thời đại nhà Trần. Tại đây, đoàn đã thực hiện lễ viếng, tham quan, vãn cảnh và chụp ảnh lưu niệm.

Lễ hội Khai ấn Đền Trần


Những người con Sigma chụp ảnh lưu niệm tại Đền Trần

 
Tiếp sau đó, đoàn đi tham quan và lễ Phủ Dầy tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định. CBNV Sigma đã đi thăm đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, hay còn được gọi là Thánh Mẫu, một trong bốn vị thánh “Tứ bất tử” trong dân gian Việt Nam. Nơi đây, những người con Sigma đã được tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu và sự ảnh hưởng sâu sắc của đạo Mẫu đến dân tộc Việt Nam.
 
Kết thúc cuộc hành trình, những nét cong vút của mái đền, làn hương khói nhẹ nhàng nơi những ước nguyện được gửi gắm sẽ mãi đọng lại trong trái tim của những người con Sigma.Kết thúc chuyến du xuân, Sigma đã sẵn sàng bắt đầu một cuộc hành trình 365 dặm của năm mới, với một tinh thần tràn đầy nhiệt huyết và hứng khởi…

 

Các tin bài khác

Đối tác
Đối tác 01
đối tác 2
DT3
dt4
dt5
dt6
dt7
dt8
dt9
dt10
dt11
dt12
dt13
dt14
dt15
dt16
dt17
dt18
dt19
dt20
dt21
dt22
dt23
dt24
đt25
dt26
dt27
dt28
dt29
dt30
dt31
pn32
pn33
pn34
pn35
pn36
pn37
pn38
pn39
pn40
pn41
pn42
pn43
pn44
pn45
pn46
pn47
pn48
pn49