Từ đó, chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030. Cụ thể tỉ lệ đóng góp của nguồn điện NLTT như sau: “Khoảng 5% vào năm 2020; khoảng 25% vào năm 2030 và khoảng 45% vào năm 2050”.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nếu quyết tâm hành động, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu đề ra trên đây, bởi nước ta hội tụ được các điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho phát triển các dạng điện năng sạch quan trọng nhất.
Điều kiện thiên nhiên: Tiềm năng lớn
So với nhiều nước, Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh mẽ ngành điện năng lượng tái tạo. Bởi, chúng ta có có tiềm năng thiên nhiên rất lớn về các nguồn năng lượng tái tạo khác nhau phân bổ rộng khắp trên toàn quốc.
Quả vậy, nguồn năng lượng mặt trời ở Việt Nam phân bổ trên khắp đất nước và phong phú với bức xạ nắng trung bình là 5kWh/m2/ngày. Theo số liệu từ Bộ Công Thương, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000-2.500 giờ nắng với mức chiếu nắng trung bình khoảng 150kCal/cm2, tương đương với tiềm năng khoảng 43,9 triệu tấn dầu qui đổi/năm.
Bên cạnh, nguồn năng lượng gió cũng khá dồi dào với khoảng 3400 km bờ biển. Theo tính toán, tiềm năng sản xuất điện từ năng lượng gió có thể đạt được 24GW. Tính chi tiết, trên đất liền, tổng công suất điện gió có thể đạt đến khoảng 800-1.400 kwh/m2/năm. Công suất ở các khu vực ven biển; Tây Nguyên và phía Nam có thể đạt khoảng 500-1.000 kwh/m2/năm, còn ở các khu vực khác đạt dưới 500 kwh/m2/năm.
Thấp hơn các loại năng lượng nói trên, nhưng năng lượng sinh khối qui đổi cũng tương đương khoảng 43-46 triệu tấn dầu trong đó 60% đến từ các phế phẩm gỗ và 4% đến từ phế phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, sinh khối từ các sản phẩm hay chất thải nông nghiệp có sản lượng tương đương 10 triệu tấn dầu/năm. Tiềm năng khí sinh học xấp xỉ 10 tỉ m3 năm có thể thu được từ rác, phân động vật và chất thải nông nghiệp.
Năng lượng địa nhiệt cũng đáng được chú ý. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, nơi vốn bị hạn chế về nguồn năng lượng gió và năng lượng mặt trời bởi yếu tố khí hậu thì các nghiên cứu cho thấy năng lượng địa nhiệt lại khá khả quan với nhiều bồn địa nhiệt ở Vùng Đông Nam-Tây Bắc, Đới địa nhiệt đứt gãy Sông Lô-Vĩnh Ninh…
Ngoài ra, còn có nguồn sinh khối từ các sản phẩm hay chất thải nông nghiệp với sản lượng tương đương 10 triệu tấn dầu/năm. Tiềm năng khí sinh học xấp xỉ 10 tỉ m3 năm có thể thu được từ rác, phân động vật và chất thải nông nghiệp.
Và cuối cùng cũng không nên quên vai trò không nên bỏ qua của thuỷ điện nhỏ (có công suất nhỏ hơn 30MW) với tổng công suất tiềm năng hơn 4000MW…
Các chính sách của Chính phủ
Từ năm 2011, một bản Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030; được gọi là Quy hoạch điện VII, đã được ban hành. Sau 5 năm vận hành, bản Quy hoạch đó đã tỏ ra không còn thích hợp trước những diễn biến của tình hình thực tế của đất nước và thế giới. Mặt khác, cũng chưa tính đến xu hướng chống phát thải khí nhà kính làm ấm nóng bầu khí quyển Trái Đất.
Do đó, cuối năm 2015 chính phủ đã ban hành một Đề án mới điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030; được gọi là Quy hoạch điện VII Điều chỉnh.
Theo Quy hoạch điện VII, mục tiêu đến năm 2020 là sản lượng điện từ năng lượng tái tạo (NLTT) chiếm 38% tổng sản lượng điện quốc gia bao gồm cả thủy điện lớn và vừa (101/265 TWh); đến năm 2030 chiếm 32% (186/572 TWh).
Dự phòng nguồn điện năng lượng tái tạo (NLTT) chưa vào kịp, ảnh hưởng đến an toàn cung cấp điện, văn bản Quy hoạch Điện VII Điều chỉnh đã đề xuất mục tiêu sản lượng điện NLTT năm 2020 chiếm tỷ trọng thấp hơn, chỉ khoảng 32% (tức giá trị tuyệt đối chỉ là 84,1 TWh, trong đó thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối … là 17,3 TWh) và sản lượng điện NLTT năm 2030 chỉ 23,1% (tức giá trị tuyệt đối chỉ là 131 TWh, trong đó thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối… khoảng 60,9 TWh).
Bản quy hoạch cũng dự kiến công suất các loại điện phát triển tới các năm 2020 và 2030 như sau:
- Thủy điện nhỏ 3500 MW/6000 MW
- Điện sinh khối, sinh hóa, địa nhiệt ... 940 MW/3400 MW
- Điện gió 710 MW/6000 MW
- Điện mặt trời 850 MW/11800MW
- Tổng cọng các nguồn NLTT 6004 MW(năm2020)/27200 MW (năm2030)
Rõ ràng, theo Quy hoạch Điện VII đã được điều chỉnh trên đây, tổng công suất các nguồn điện năng tái tạo đến năm 2030 tăng trên 4 lần so với 10 năm trước đó (năm 2020). Nhờ vậy, việc khai thác năng lượng tái tạo sẽ giúp Việt Nam giảm được sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng ngoại nhập, đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước và đồng thời giảm phát thải một phần khí nhà kính có hại cho con người.
Kèm theo các chỉ tiêu quy hoạch đặt ra, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đề ra mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo và hướng đến một thị trường điện cạnh tranh với nguồn đầu tư và mô hình kinh doanh đa dạng. Ngoài ra, chính phủ còn bổ sung Chiến lược phát triển Năng lượng tái tạo quốc gia của Việt Nam không chỉ đến năm 2020, 2030 mà cả tầm nhìn đến năm 2050.
Thực tế hóa các Chiến lược trên, Chính phủ cũng đã và đang khuyến khích việc phát triển và sử dụng năng lượng mới và năng lượng tái tạo; cung cấp các hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu sản xuất thử và xây dựng những mô hình thí điểm; miễn thuế nhập khẩu thuế sản xuất và lưu thông.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đặc thù của năng lượng tái tạo là sự phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên (nước, nắng, gió, vị trí địa lý…), công nghệ và giá thành sản xuất. Do đó để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ như cơ chế hạn ngạch, cơ chế giá cố định, cơ chế đấu thầu và cơ chế cấp chứng chỉ.
Còn một điểm quan trọng không thể nào không lưu ý, đó là dù đã đầu tư phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như vậy nhưng sau 15 năm nữa (năm 2020), nguồn nhiệt điện có hại môi trường vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên 50%.
Sự phân bố các nguồn điện năng nước ta năm 2020 (wordpress.com)
Điều này có nghĩa là để có được bầu không khí trong lành cho đất nước mình và cho cả Trái Đất nói chung, sự đầu tư cho các nguồn điện sạch là một yêu cầu lớn và lâu dài. Dĩ nhiên, một mình nguồn điện năng lượng tái tạo chưa có thể thay thế ngay được, quá trình thay thế phải còn kéo dài nhiều thập kỷ hơn nữa. Đó là chưa nói đến vấn đề giá thành.
Trong lúc đó, các nhà máy điện hạt nhân; tương tự các nhà máy điện tái tạo, cũng không phát thải khí nhà kính và điện hạt nhân cũng được xem là nguồn điện sạch. Chính vì vậy, chính phủ đã đưa kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào Quy hoạch điện VII và cả trong Quy hoạch điện VII Điều chỉnh.
Rõ ràng, các quốc sách phát triển nền công nghiệp điện nước ta đã hình thành. Vấn đề đặt ra là trách nhiệm triển khai. Đó là trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương liên quan và cao nhất là Chính phủ.